Tổ chức


Lớp tập huấn chuyên nghiệp 


tại khắp các tỉnh thành trên cả nước

 Tổ chức 


EVENT

 

trong không gian sang trọng

 

 

Teambuilding 

New kind and attractive activity in tourism

 

Team Building 

 


Đội ngũ nhân viên trẻ trung, nhanh nhẹn 

sẽ luôn là "hậu phương vững chắc"  trong hành trình khám phá của quý khách

 

 Team Building 


Rất nhiều trò chơi bổ ích và hấp dẫn

sẽ làm gắn kết mọi người, nâng cao tinh thần đoàn kết, thi đua lành mạnh

 Tổ chức 


Hội nghị - Hội thảo


tại Miền Trung

 Cho thuê


Thiết bị dịch, cabin & tai nghe dịch 


Chuyên nghiệp 


Chất lượng đảm bảo

Sự kiện 

 

Hội nghị khách hàng - Tri ân khách hàng

 

 

Củng cố & gia tăng sự tin cậy đến những khách hàng thân thiết của doanh nghiệp.

MC chuyên nghiệp nâng cao thêm chất lượng hội thảo

 

 Hội nghị tổng kết 

 


Nơi họp mặt và ghi nhận những thành quả đã đạt được trong quá trình làm việc 

 

VietlinkTour cung cấp cho khách hàng những mẫu thiết thiết kế standee, banner, backdrop số lượng lớn

 Tiệc 


Gala Dinner 


 tại những khách sạn

3* - 4* - 5*

sang trọng

 Tiệc Buffet 

Teabreak lưu động


Với những món ăn phong phú, phục vụ theo yêu cầu của quý khách

 

Tiệc Buffet 

 


 

Âu - Á


những món ăn đặc trưng phù hợp với yêu cầu và khẩu vị của các thực khách

 

Tiệc 

 


 

Gala Dinner 


 

 

 VietlinkTour

 

Dàn Ca sỹ, nhóm nhạc có tên tuổi góp phần làm nên thành công của bữa tiệc 

Dịch vụ cho thuê 

 

Máy chiếu 

 

Thiết bị chất lượng tốt, phục vụ chu đáo, tận tình, giá cả hợp lý

 

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
   

                 

Hỗ trợ trực tuyến

  • Đặt phòng khách sạn
  •    
  • Tư vấn Du lịch
  •    
  • Tổ Chức Sự Kiện
  •    
  • Vé máy bay - Vé tàu - Thuê xe
  •    

Lễ Hội Việt Nam

Lễ Hội Tết Chol chnam Thmay của người Kh'Me

 

 

Tết Chôl Chnam Thmây của người Kh'mer

Thời gian: Từ ngày 1 đến 3 tháng Chét (Phật lịch, khoảng 13, 14 tháng 4 dương lịch).
Đối tượng tôn vinh: Đón Thần năm mới, Phật và tổ tiên.
Đặc điểm:Lễ tết truyền thống của cộng đồng người Kh’mer, tiễn năm cũ đón năm mới.
Đối tượng tham gia:Cộng đồng người Kh’mer ở các tỉnh Nam Bộ.

 
 

 Lễ hội vào năm mới của người Kh’mer thường kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày, mỗi ngày có tên gọi khác nhau. Ngày đầu tiên có tên là Chôl sangkran Chmây; ngày thứ hai: Wonbơf (năm nhuận, wonbơf tổ chức 2 ngày); ngày thứ ba: Lơm săk

.

Ngoài việc thờ phụng Phật, người Kh'mer còn tin rằng, mỗi năm có một vị thần trên trời (Têvôđa) được trời sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới. Vì thế, trong đêm giao thừa, nhà nào cũng làm cỗ, thắp hương, đốt đèn, cúng lễ tiễn đưa vị Têvôđa cũ, đón rước Têvôđa mới. Cả gia đình ngồi xếp chân trước bàn thờ tổ tiên, khấn vái, mong và tin rằng sẽ được thần ban phước lành.

Với bà con Kh’mer Nam Bộ, từ xa xưa, lễ vào năm mới đã trở thành ngày lễ hội truyền thống của cộng đồng. Lệ thường, bà con Kh’mer chuẩn bị cho lễ vào năm mới rất chu đáo. Nhà nào cũng sửa sang, quét dọn, trang trí lại, chuẩn bị đồ ăn thức uống đầy đủ cho những ngày tết. Người ta giã gạo, chà gạo sẵn, các đồ ăn như bánh trái, hoa quả, cá, thịt, rau... đều được chuẩn bị sẵn sàng. Mọi công việc ruộng rẫy đều dừng lại, mọi người nghỉ ngơi, trâu bò thả tự do. Người người hào hứng chăm lo cho ngày lễ thêm vui, thêm linh đình.

Ba ngày lễ chính thức được tiến hành trong không khí vui vẻ, hào hứng.

Ngày thứ nhất:lễ rước đại lịch. Trong ngày này, vào giờ tốt đã được chọn, bất kể sáng hay chiều (thường là vào 7 giờ sáng hoặc 5 giờ chiều), mọi người mang theo lễ vật: nhang đèn, hoa quả đến chùa làm lễ rước Đại lịch, Môha Sang-Kran. Môha Sang-Kran đặt trong khay sơn son thếp vàng đưa lên kiệu khiêng đi vòng quanh chính điện 3 vòng trang trọng, vừa là lễ chào mừng năm mới vừa chờ điềm báo năm mới tốt hay xấu, tuỳ vào cuộc rước có hoàn thiện hay không, rồi mới vào chính điện làm lễ. Sau đó, tất cả vào lễ Phật, tụng kinh chúc mừng năm mới.

Ngày thứ hai:lễ dâng cơm và đắp núi cát. Trong ngày này, mỗi gia đình Kh’mer làm cơm dâng cho các vị sư; sãi ở chùa vào buổi sớm và trưa. Đó là một lễ tục không thể thiếu. Trước khi ăn, các nhà sư tụng kinh làm lễ tạ ơn những người làm ra vật thực, những người mang vật thực đến cho nhà chùa. Sau khi ăn, các nhà sư lại tụng kinh chúc phúc những người dâng cơm. Buổi chiều cùng ngày, người ta tổ chức lễ đắp núi cát để tìm phúc duyên. Mọi người đắp cát thành nhiều ngọn núi nhỏ theo tám hướng và một núi ở trung tâm, tượng trưng cho vũ trụ. Tục này có liên quan tới một huyền tích lâu đời biểu lộ ước vọng cầu mưa, cầu phúc của con người.

Ngày thứ ba:lễ tắm tượng Phật, tắm sư. Vào ngày này, sau khi dâng cơm sáng cho các sư;, họ tiếp tục nghe thuyết pháp. Chiều, người ta đốt đèn nhang, dâng lễ vật, đưa nước có ướp hương thơm đến tắm tượng Phật, tỏ lòng thương nhớ và biết ơn Đức Phật đồng thời gột rửa mọi điều không may của năm cũ, bước sang năm mới, mọi sự như ý. Sau đó tắm cho các vị sư sãi cao niên. Sau khi lễ tại chùa, mọi người rước các sư tới nghĩa trang, tới những ngôi mộ hay tháp đựng hài cốt, để thực hiện lễ cầu siêu cho linh hồn những người quá cố. Sau đó ai về nhà nấy, làm lễ tắm tượng Phật tại gia, dâng cỗ và bánh trái chúc phúc ông bà cha mẹ, xin tha thứ những thiếu sót, lỗi lầm năm cũ. Họ tiếp tục cúng rước Têvôđa mới, vui chơi đến khuya.

Trong ba ngày Tết, cũng giống như tục lệ của người Việt, người Kh’mer đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau tài lộc, sức khoẻ, phát đạt và cùng nhau tham gia các trò vui. Buổi tối, người ta thường tổ chức nhiều trò vui như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa... Các cụ già kể cổ tích, thần thoại, chuyện cũ cho con cháu nghe. Trai gái không kéo co, đấu vật, chạy đua... thì múa ramvông, múa trống, hát aday, diễn roban, hát dù kê... Không khí lúc nào cũng vui vẻ. Thời gian có khi kéo dài hơn tuần mới trở lại cuộc sống th­ường nhật.

Cẩm nang khác

Tour nổi bật

Khách sạn tiêu biểu

Địa danh nổi tiếng

  • Hà Nội

    Hà Nội

    (VLT)Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, ở vị trí trong khoảng từ 20 độ 25 phút đến 21 độ 23 phút vĩ độ Bắc, 105 độ 15 phút đến 106 độ 03 phút kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông và đông nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía tây.

  • Hội An

    Hội An

    (VLT)Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Hội An hiện nay đã được công nhận là đô thị loại III và được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999.

  • Phú Quốc

    Phú Quốc

    Phú Quốc là một hòn đảo có cả rừng và núi với diện tích 1320 km2, chiều dài của nó là 48 km từ bắc tới nam và dân số khoảng 80.000 người. Nằm trong vịnh Thái Lan và cách Hà Tiên 45km về phía tây, cách phía nam Campuchia 15km, Phú Quốc sở hữu những bãi biển đẹp nhất và hải sản ngon nhất Việt Nam.

  • Xem thêm »

Cảm nhận khách hàng